Bệnh tiểu đường - "Kẻ giết người mãn tính" chúng ta cần đặc biệt lưu ý
2019-01-18
Theo nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng cho thấy, Lycopene có hiệu quả giảm đường huyết, chỉ số đường trong nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường, nguyên nhân là do khả năng chống oxy hóa ưu việt của Lycopene không những có thể bảo vệ tế bào insulin, mà còn có thể sửa chữa các tế bào insulin bị tổn thương, thúc đẩy bài tiết insulin từ đó đạt được hiệu quả giảm đường huyết - Theo Tạp chí bệnh tiểu đường Trung Quốc.
Cũng theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí nội tiết và chuyển hóa Quốc tế cho biết, Resveratrol có tác dụng rõ rệt trong giảm đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường. Cơ chế của nó liên quan đến khả năng chống oxy hóa, phản ứng kháng viêm, cải thiện độ nhạy cảm insulin, cải thiện bài tiết insulin, ...
Bệnh tiểu đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Tăng đường huyết là do khiếm khuyết trong việc tiết insulin hoặc tác dụng sinh học bị tổn thương, hoặc cả hai. Bệnh tiểu đường là do đường huyết cao tồn tại trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương mãn tính, rối loạn chức năng lên các tổ chức, đặc biệt là mắt, thận, tim, mạch máu, thần kinh.
Thông thường, bệnh tiểu đường chủ yếu có hai loại:
1. Bệnh tiểu đường tuýt I
Độ tuổi phát bệnh trên người trẻ, chủ yếu là <30 tuổi, khởi phát đột ngột, các triệu chứng rõ ràng là uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn gầy đi, lượng đường trong máu cao, nhiều bệnh nhân bị nhiễm ceton acid là triệu chứng đầu tiên, nồng độ insulin huyết thanh và C-peptide thấp, ICA, IAA hoặc kháng thể GAD có thể dương tính. Chỉ sử dụng thuốc uống không hiệu quả, cần phải điều trị bằng insulin.
2. Bệnh tiểu đường tuýt II
Thường gặp ở người tuổi trung niên, tỉ lệ phát bệnh ở người béo phì cao, thường đi kèm theo cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ cứng động mạch và các bệnh khác. Khởi phát ngấm ngầm, không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, hoặc chỉ mệt mỏi nhẹ, khát nước, lượng đường trong máu tăng cao nhưng không rõ ràng, cần làm xét nghiệm dung nạp glucose để xác định chẩn đoán. Nồng độ insulin huyết thanh ở giai đoạn đầu là bình thường hoặc tăng cao, và giảm xuống thấp trong giai đoạn cuối.
Khi đường huyết cao nghiêm trọng sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình “3 nhiều 1 ít” (uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và gầy đi), thường gặp nhiều ở tiểu đường tuýt I. Bệnh tiểu đường tuýt II trước khi khởi phát thường xảy ra (mệt mỏi, béo phì), và nếu không được chẩn đoán kịp thời, trọng lượng cơ thể sẽ giảm dần.
Thật ra, bệnh tiểu đường không đáng sợ, khi xảy ra biến chứng tuyệt nhiên sẽ làm chúng ta trở tay không kịp!
a. Bệnh thận do tiểu đường
Là một trong những biến chứng quan trọng nhất của bệnh tiểu đường. Do nó tồn tại rối loạn chuyển hóa phức tạp, một khi phát triển đến giai đoạn cuối của bệnh thận, thường luôn điều trị khó khăn hơn các loại bệnh về thận khác.
b. Biến chứng về mắt do bệnh tiểu đường
Bệnh lý võng mạc, là một loại tổn thương đáy mắt với những thay đổi có tính đặc biệt; viêm màng bồ đào là biến chứng xảy ra nhiều ở bệnh nhân tiểu đường ở độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi; đục thủy tinh thể thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường ở độ tuổi thanh thiếu niên bởi lượng đường huyết không được kiểm soát tốt.
c. Bàn chân bị biến đổi ở bệnh đái tháo đường
Bàn chân là một cơ quan mục tiêu phức tạp của bệnh tiểu đường đa hệ thống. Bệnh nhân tiểu đường bị căng thẳng cơ học quá mức do bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại biên, có thể gây tổn thương và biến dạng của mô mềm và hệ thống xương và khớp của bàn chân.
d. Biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường
Bao gồm các tổn thương vi mạch trên tim và các mạch máu lớn, tổn thương cơ tim, thay đổi bệnh lý thần kinh tự chủ tim, nguyên nhân chính gây nên cái chết của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh tim mạch vành là biến chứng mạch máu lớn chủ yếu của bệnh tiểu đường.
e. Bệnh mạch máu não do bệnh tiểu đường
Là đề cập đến thay đổi bệnh lý của mạch máu lớn và vi mạch máu nội sọ do bệnh tiểu đường, theo thống kê, 20% đến 40% bệnh nhân tiểu đường tuýt II sẽ phát sinh bệnh máu não, biểu hiện chủ yếu là xơ cứng động mạch não, bệnh mạch máu não do thiếu máu cục bộ, xuất huyết não, teo não,…
f. Bệnh thần kinh do tiểu đường
Loại bệnh lý thần kinh tiểu đường phổ biến nhất là bệnh đa dây thần kinh đối xứng xa mãn tính, là một bệnh lý thần kinh ngoại biên tiểu đường với tỷ lệ mắc cao.
Hiện tại không có cách chữa bệnh tiểu đường, nhưng bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp điều trị. Nó chủ yếu bao gồm năm khía cạnh: giáo dục cho bệnh nhân tiểu đường, tự theo dõi lượng đường trong máu, liệu pháp ăn kiêng, liệu pháp tập thể dục và điều trị bằng thuốc.
GOLDEN LYPRES® nhắc nhở bạn
Thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt
Ăn ít tinh bột, kiên trì vận động
Chú ý thư giãn và nghỉ ngơi
Kiểm tra đường huyết định kì
Và điều quan trọng nhất là
“luôn uống nhiều nước”
Sức khỏe là vô giá
Có được một cơ thể khỏe mạnh mới thật sự hạnh phúc!
- Previous posts:Tất cả các loại bệnh phát sinh đều do hệ miễn dịch "bại trận"
- Next chapter:Tiên hạ thủ vi cường!