Tại sao lại có gen lại dễ mắc bệnh?
2010-02-23Đây là vấn đề liên quan đến kiến thức sinh lý. Để mọi người dễ hình dung có thể nói như thế này, ai cũng nghe có câu: “đa dạng hóa sinh vật”. Nếu không có sự đa dạng hóa về sinh vật, không có sự đa dạng hóa chủng tộc giống nòi, mọi người đàn ông đều có nhân dạng giống nhau, có tính cách giống nhau, mọi người phụ nữ đều giống nhau như đúc thì chúng ta không biết cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào. Từ góc độ sinh lý cho thấy, sự đa dạng sinh học là do yếu tố di truyền, cũng là sự đa dạng về gen. Nếu không có sự đang dạng gen di truyền thì một sinh vật không thể tồn tại, ví dụ có một trận dịch cúm gà, chỉ cần có 1 người bị nhiễm cúm thì tất cả mọi người xung quanh đều bị nhiễm bệnh mà tử vong.
Sự đa dạng di truyền gen sinh học mới tạo sức sống cho một loài nào đó. Ví dụ hiện nay trên thế giới có 10% số người không bị nhiễm bệnh AIDS, vậy nếu giới khoa học không có cách nào ngăn chặn được sự lan tràn của bệnh dịch này thì 10% nhân loại đó chắc chắn sẽ là những người sống sót sau đại dịch. Sự đa dạng hóa sinh học cũng rất có ích cho thực vật, ví dụ chỉ có 1 thực vật tồn tại thì khi xuất hiện loại côn trùng chuyên ăn loại thực vật đó thì loài thực vật đó chắc sẽ bị diệt vong. Để tránh phải bị diệt vong loại thực vật đó phải tiết các chất làm hại đến loại côn trùng đó, làm cho côn trùng không thích ăn và dần nó sẽ có thể sinh tồn, muốn làm được điều đó phải có sự đa dạng về gen di truyền, như cây anh đào trồng hai bên đường có lá rất độc nên không hề có con côn trùng nào ăn lá và thân của nó. Con người cũng vì để sinh tồn đến ngày nay cũng cần phải có sự đa dạng về gen di truyền, đôi lúc nó không được thể hiện rõ ràng nhưng trong những thời khắc quan trọng nó sẽ cho thấy sự khác biệt.
Hình ảnh virus ebola
Năm 1918 sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, bộ binh Mỹ ra về từ Tây Ban Nha đã mang về New York một loại mầm bệnh cúm, từ đó tạo nên một trận đại dịch cúm đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Khi đó Trung Quốc chưa có thống kê nhưng theo các ghi chép thì 10% dân số thế giới thiệt mạng trong trận đại dịch đó. Số người thiệt mạng còn lớn hơn đại dịch viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2003-2004. Cũng vì sự đa dạng về gen di truyền đã giúp 90% nhân loại tránh được tai họa trong trận đại dịch đó. Hoặc nói cách khác sự đa dạng về gen di truyền đã giúp chúng ta chỉ mất đi 10% dân số. Sự đa dạng về gen di truyền làm cho biểu hiện ứng phó với bệnh tật cũng khác nhau. Có người sinh ra đã dễ mắc bệnh còn có người lại không hề mắc các bệnh truyền nhiễm, ví dụ có người không hề bị nhiễm virut viêm gan siêu vi B. Theo thống kê thì khoảng 85% người nhiễm viêm gan siêu vi B có thể tự loại bỏ virut nhưng 15% còn lại thì phát triển thành viêm gan mãn tính và mang virut suốt đời. Qua đây chúng ta có thể lĩnh hội ra khái niệm gen dễ mắc bệnh. 15% số người nhiễm viêm gan siêu vi B kia sẽ phát bệnh mãn tính và họ phải mang theo virut trong người. Gen dễ mắc bệnh không phải là sự chọn lọc tự nhiên của quá trình tiến hóa mà nó chỉ đơn thuần là sự đa dạng về gen di truyền. Không thể nói có gen dễ mắc bệnh là không tốt vì họ có gen dễ nhiễm một loại bệnh nào đó nhưng lại miễn nhiễm với một loại bệnh khác, ví dụ mầm bệnh thiếu máu Địa Trung Hải lại có thể giúp cơ thể của người đó miễn nhiễm với bệnh sốt rét ác tính.
Vậy khi bạn xét nghiệm ra có một loại gen dễ mắc một bệnh nào đó cũng không vì thế mà cảm thấy cuộc đời đã chấm dứt, vì nó có thể giúp bạn chống lại một loại bệnh tật nào đó. Có điều bạn phải xem xét tìm giải pháp để hạn chế ảnh hưởng do gen này gây ra.
- Previous posts:Sức khỏe của chúng ta được quyết định bởi điều gì?
- Next chapter:Đừng để mắc bệnh rồi mới chữa trị?