CÙNG HSIEHS BIOTECH
CHỦ ĐỘNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỦA BẠN

Người nhiễm bệnh không triệu chứng sẽ là quả bom hẹn giờ trong nửa sau của dịch bệnh

2020-05-09

Từ đầu tháng 4 năm 2020, dịch bệnh ở Trung Quốc đã được kiểm soát một cách hiệu quả. Số ca nhiễm mới hàng ngày chỉ khoảng vài chục người  phần lớn là các ca nhập khẩu. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của đại dịch viêm phổi trên toàn thế giới vẫn không có dấu hiệu dừng lại và số lượng ca nhiễm đã vượt quá 1 triệu.

Đồng thời, một khái niệm tương đối mới ra đời đã thu hút được nhiều sự quan tâm, dẫn đến một loạt các cuộc thảo luận và sự lo ngại về dịch bệnh viêm phổi mới, đó là "người nhiễm bệnh không triệu chứng".

Những người nhiễm bệnh không có triệu chứng cũng được gọi là "những người nhiễm bệnh âm thầm" - họ dường như không có triệu chứng gì mặc dù kết quả xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính. Nhiễm bệnh không triệu chứng vẫn có khả năng lây nhiễm cao. Điều này thật sự rất nguy hiểm, nhất là trong lúc đại dịch đang rất căng thẳng.


Bệnh thương hàn Mary, người đã được cách ly 23 năm (Typhoid Mary), là một trường hợp kinh điển của một người nhiễm bệnh không có triệu chứng: Mặc dù cô ấy chưa bao giờ có bất kỳ triệu chứng bệnh nào, nhưng cô ấy đã luôn mang virus thương hàn trong người  lây nhiễm cho nhiều người, bác sĩ cũng đã dùng hết tất cả các loại thuốc điều trị cho cô ấy, nhưng vẫn không thể loại bỏ virus thương hàn trong cơ thể. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn luôn lo lắng về bệnh truyền nhiễm nhưng âm tính này. Mỗi khi một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, trường hợp bệnh thương hàn Mary sẽ được nhắc lại, MERS, Ebola và tình hình dịch bệnh viêm phổi mới ngày nay cũng vậy.


Với một người được xác định là nhiễm bệnh nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng gì sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Không có triệu chứng trước khi phát bệnh.

Có những trường hợp được xác định bị nhiễm virus, nhưng trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Thời gian này thường kéo dài ba đến năm ngày. Một vài trường hợp thời gian ủ bệnh lên đến vài tuần sau đó mới phát bệnh.

Trường hợp 2: Không có triệu chứng suốt quá trình.

Trường hợp này bệnh nhân đã có kết quả dương tính với bệnh nhưng từ khi nhiễm bệnh đến khi loại bỏ virus khỏi cơ thể, suốt quá trình này không hề thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Hoặc các triệu chứng của bệnh rất nhẹ như có thể hơi ho, hơi mệt mỏi, v.v. Chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là khỏi, đến ngay cả bản thân người đó cũng không biết mình đang mang mầm bệnh, hoặc không đặc biệt quan tâm.

Trường hợp 3: Không có triệu chứng sau khi phát bệnh

Trường hợp được xác định nhiễm virus  cũng có các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi mới, nhưng sau khi tự nghỉ ngơi hoặc điều trị tại bệnh viện, các triệu chứng biến mất nhưng kết quả xét nghiệm vẫn dương tính, hoặc âm tính rồi tái dương tính.

Vậy chúng ta phải làm gì để đối phó với việc mắc bệnh không triệu chứng này?

1. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và bảo vệ người khác là đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc với dung dịch có tính sát khuẩn. Đồng thời, các phòng cũng nên được mở thường xuyên để thông gió, ít nhất hai lần một ngày, ít nhất 30 phút mỗi lần.


2. Duy trì khoảng cách 2 mét và tránh dùng chung đồ vật.

3. Đừng ăn thực phẩm lạ! Các coronavirus mới có tính truyền nhiễm rất mạnh và có khả năng lây nhiễm giữa người với người. Vì vậy, hãy ăn thức ăn của riêng bạn và sử dụng bộ đồ ăn cá nhân. Bộ đồ ăn cá nhân nên được rửa với nước ở 56°C trong 30 phút, bệnh từ miệng mà vào và truyền nhiễm cũng có thể do “ăn” mà ra. Ngoài ra, không nên ăn trên các phương tiện công cộng, không nên sử dụng chung ly nước với người khác. Nếu bạn nhất định phải ăn, nên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng trước khi ăn.


4. Nếu thấy xuất hiện triệu chứng nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất, làm tốt công tác cách ly và tuân thủ các hướng dẫn y tế, điều trị.