Giới thiệu Lycopene
2010-02-10LYCOPENE
Lycopene có sắc tố màu đỏ, công thức hóa học là C40H56, thuộc họ Carotenoid. Hiện nay trên thế giới đã tìm thấy khoảng hơn 600 loại carotene khác nhau, màu sắc của chúng thường là màu vàng, màu cam, đỏ và tím. Những thực phẩm có chứa Lycopene rất phổ biến như: cà chua, dưa hấu, cà tím, đu đủ, lựu, anh đào, lê, ớt ngọt…
Hình 1: Lycopene
Con người đã bắt đầu nghiên cứu về Lycopene từ khá sớm:
- • Năm 1873, Hartsen lần đầu tiên chiết xuất được Lycopene từ dâu tây nhưng độ tinh khiết rất thấp và có màu đỏ đậm (Hartsen; Chem. Centr.,1873; 204).
- • Năm 1875, Millardet đã thu được Lycopene dạng thô từ chiết xuất cà chua, nhưng không thể phân biệt rõ với carotene (Millardet; Bull. Soc. Sci. Nancy, 1875; 2: 21).
- • Năm 1903, Schunck chiết xuất được nhiều thành phần carotene từ cà chua với độ hấp thụ quang phổ khác nhau. Từ đó cái tên Lycopene đã được xác nhận (Schunck, C.A. Proc. Royal Soc. London, 1903; 72: 165).
- • Năm 1910, Willstaller và Escher nghiên cứu chất Lycopene và lần đầu tiên xác định được công thức hóa học của nó là C40H56, phân tử lượng là 536.85 (Willstatter, R. & Escher, H.H.Z.; Physiol. Chem., 1910;64: 47).
- • Năm 1930, nhóm Karrer chứng minh Lycopene là một chuỗi hydrocacbon mạch thẳng không bão hòa, chứa 11 nối đôi liên hợp và hai nối đôi không liên hợp thông qua sự hoạt hóa hình thành β-carotene (Karrer, P,et al.; Pflanzenfarbstoffe. XXV. Leber die Konstitution des Lycopins und Carotins. Acta, 1930; 14: 154-162) ám chỉ β-carotene là tiền thân của Lycopene.
Ngày nay, những nhận thức về kết cấu hóa học của Lycopene đã rõ ràng, nhưng đối với hiểu biết chức năng sinh học của nó còn cần phải nghiên cứu lâu dài. Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, các nghiên cứu mới dần hé lộ rằng Lycopene có thể chữa trị khối u, phòng bệnh tim mạch.
• Năm 1985 nghiên cứu sinh của viện y học thuộc đại học Harvard phát hiện, nếu trong bữa ăn hằng ngày chúng ta hấp thụ một lượng lớn carotene từ trái cây và rau quả thì tỷ lệ mắc các bệnh khối u sẽ thấp.
Colditz GA, et al. Increased green and yellow vegetables intake and lowered cancer death in an elderly population. Am.J. Clin. Nutr. 1985; 41: 32-36. |
• Năm 1996, có báo cáo chỉ ra rằng hàm lượng carotene trong huyết tương cao hay thấp có liên quan đến khả năng miễn dịch của người cao tuổi, cho nên có thể thấy rằng Lycopene có thể phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ các chức năng trong cơ thể cho người cao tuổi.
Snowdon D A, Gross M D, Butler S M. Antioxidants and reduced functional capacity in the elderly: findings from the nun study [J]. J Gerontol Ser A Biol Sci Med Sci, 1996; 51:10-16 |
• Ngày càng có nhiều những minh chứng cho thấy Lycopene là một chất phòng ngừa bệnh tim mạch tốt, bởi vì Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh.
Rao AV. Lycopene, tomatoes, and the prevention of coronary heart disease. Exp Biol Med 2002;227 (10): 908-913 Heber D & Lu QY. Overview of mechanisms of action of lycopene. Exp Biol Med 2002;227 (10): 920-923. |
• Lycopene tồn tại trong tự nhiên đều có kết cấu nghịch (hình 1), nhưng qua quá trình gia nhiệt sẽ làm cho nó chuyển thành kiểu kết cấu thuận, việc sấy khô hay nghiền cà chua thành bã cũng làm cho Lycopene biến đổi về kết cấu. Do đó, sự phát huy tác dụng của Lycopene khi vào trong cơ thể là như thế nào vẫn chưa được biết rõ.
Boileau TW, et al. Bioavailability of all-trans and cis-isomers of lycopene. Exp Biol Med 2002; 227(10): 914–919 |
Tuy nhiên, đối với tác dụng kháng khối u, phòng ngừa bệnh tim mạch… của Lycopene, đơn thuần chỉ giải thích bằng khả năng chống lão hóa thì không rõ ràng, do đó gần đây có không ít lý luận mới được đưa ra. Trong đó có những lý luận cho rằng chất chuyển hóa của Lycopene (lycopenoids) có thể sẽ giống như Vitamin A, là đại diện điều khiển của đa số gen, từ đó phát huy chức năng sinh học to lớn. (hình 2)
Lindshield BL, et al. Lycopenoids: are lycopene metabolites bioactive? Arch Biochem Biophys 2007; 458(2):136-40. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17067545 Mein JR, Lian F, Wang XD. Biological activity of lycopene metabolites: implications for cancer prevention. Nutr Rev 2008; 66(12):667-83. |
- Next chapter:Lycopene là chất chống oxy hóa mạnh